By Tran Vu Ngan Giang (aka Giang Tran), Independent Consultant on NGOs Development & Corporate Partnerships; Host of ‘A Chat with Giang!’ on Sustainable Vietnam; and Chevening alumna –
(In English & Vietnamese)
‘We [women] have a lot of privileges – having someone carry our heavy suitcases, having someone pay for our bills, having attentions from many people and we can be naïve!’
Such sharing (from a young Vietnamese lady) on the International Women’s Day surprised me, although it was not something new to me.
My Role Model
This perception was a cultural norm and was already shared with me as a teenager and into my 20s. Instead of questioning the social norms, there were times I felt sorry for myself for not having such ‘privileges’ like many other women as I had a different role model – my mother.
Being born and raised by my single mother, I am familiar with the image of a woman handling everything on her own to keep her seven children safe, fed and educated. Although she was traditionally strict to some extent, she educated me to be an independent person; and always encouraged me to study and be successful professionally.
The struggle was not inside my home but outside.
Cultural Challenges
As an emerging country, Western values have been imported into Vietnamese society, influencing people’s perspectives and behaviors (especially the younger generation)[1]. However the deep-rooted Vietnamese traditional values (intangible and subconscious) remain significant challenges for many women to make their own choices and live their lives.
I hear so many questions and comments whether it is from young women, my peers or the older generation. Sentences such as:
- ‘I am afraid to disappoint my parents if I quit my job, have a gap year to explore what I am really passionate about.’
- ‘My ex-boyfriend wanted us to get married, to have children and make his parents happy.’
- ‘I learn to cook [xyz] because it makes my husband happy. He likes it and he likes seeing me cooking; it makes him feel the warm family atmosphere.’
I do want to highlight that there are many great things about Vietnamese culture and tradition that I am proud of. Our history has acknowledged wonderful successful and strong women leaders for nearly 2,000 years.
I personally believe Vietnamese women do not have to be like Western women or men. However, we need to be free from all the traditional boundaries to make our own choices – Vietnamese or Western traditions or both or none – whichever one makes us fulfilled.
Becoming Me
It took some time for me to realise and celebrate the independent qualities instilled by my mother as outside of her world, independence was not a ‘privilege’ that was celebrated.
I have been told (not by my mom or my siblings) that being strong, being professional and being a knowledgeable woman was a disadvantage; and that I could never have it all – a successful career; a happy life; and a happy romantic relationship/ family.
In life, I have been criticised for being career-driven; for not putting myself behind a man (my ex-partner included); for not giving them the space to perform their masculinity; for not having any femininity (by drinking beer in a beer stein that supposed to be for men only!); for not having children; and more.
At work, I have been seen as being intimidating, direct, dry and tough. I have faced unspoken resistance from both genders just because I was a young female leader saying and acting like a man.
I have seen the struggles of my female colleagues and friends that have had to make decisions to turn down opportunities for personal and professional development as it might impact on their family life e.g. having to leave the office early to be home to get dinner ready before their husbands come home.
So on and so forth.
Of course this had an initial influence on me.
These perspectives unconsciously got to me. For a while, I forgot how my mother taught me to be independent and tried to dress differently, act older, be more or less, etc. All this just to make others feel more comfortable but made me feel not me.
It took all my 20s and early 30s to be grounded as a fully-confident woman, who could challenge the social norms. And to be me.
Finding Inspiration
A women’s leadership programme ‘Changing Faces’, offered by East West Center of University of Hawaii, really awakened me to my own strengths and brought me an international network of impressive women.
In addition, being a member of Ho Chi Minh City Association of Women Executives and Entrepreneurs (HAWEE) has allowed me to be surrounded by remarkable Vietnamese businesswomen, who have re-awaken my independent perspectives and made realised I am not odd.
I have been inspired by the ‘iron ladies’ of Vietnam – Mdm. Ton Nu Thi Ninh (the former Ambassador of Vietnam to EU), Mdm. Cao Thi Ngoc Dung (the Chairwomen of Phu Nhuan Jewellery) and many more, who prove that (Vietnamese) women could have it all just by being themselves.
And more importantly, I have a ‘cheer-leading’ team of both males and females, who treasure me for my own values and never say I should do this or that to fit in the tradition or any stereotypes. They support me to achieve what I am passionate about.
I am empowered and do see my independence as a positive and a celebration.
Growing with Ambition
Being me has broaden my horizons and brought me new opportunities. Most recently I was selected as the top 3% (out of 65,000 candidates globally) of a prestigious British government’s scholarship award – Chevening – to do my MSc in the UK. They invested in me because of my authentic me and ambition of making a difference globally!
The journey is long and not always easy, but I know I am not alone!
LÀM MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM: TRỞ THÀNH CHÍNH TÔI
Trần Vũ Ngân Giang (Giang Trần)
Tư vấn Phát triển Tổ chức Phi lợi nhuận và Hợp tác với Doanh nghiệp
Cựu sinh chương trình Chevening
‘Chúng tôi [phụ nữ] có rất nhiều đặc quyền. Được xách hộ vali nặng, được nhường chỗ ngồi, được nhường đồ ăn ngon, được trả tiền hộ, được nhiều người quan tâm, chiều chuộng, được nũng nịu, ngây thơ.’
Lướt qua chia sẻ này (từ một bạn nữ trẻ) vào ngày Quốc tế Phụ nữ vừa qua, tôi đã giật mình ngạc nhiên dù điều này chẳng mới mẻ gì với tôi.
Hình mẫu phụ nữ trong mắt tôi
Tôi đã lớn lên với những thông lệ xã hội, suy nghĩ phổ biến như chia sẻ của bạn nữ ở trên. Thay vì thắc mắc những tư tưởng truyền thống đó có hợp lý, hợp thời hay không, đã rất nhiều lần tôi hoài nghi với chính mình: tôi cảm thấy ‘tủi thân’ vì không có được những ‘đặc quyền’ như nhiều phụ nữ khác, vì tôi có một hình mẫu phụ nữ khác trong mắt mình.
Từ nhỏ, tôi đã quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ tự làm tất cả mọi thứ, từ bương chải kiếm sống đến nội trợ, sửa điện, sửa nước… một mình mẹ tôi làm tất cả để nuôi dạy 7 đứa con. Dù mẹ tôi rất khắc khe (mà chẳng giải thích được lý do!), trung thành với những giá trị truyền thống như một người gốc Hà Nội, nhưng bà đã dạy tôi là một người độc lập, tự chủ và quyết đoán. Mẹ tôi luôn khích lệ tôi học, cỗ vũ mỗi bước đi và tự hào với bất cứ điều gì tôi đạt được trong sự nghiệp của mình.
Những thách thức của tôi không đến từ gia đình mình mà từ ngoài kia, từ xã hội.
Thách thức về văn hóa
Những giá trị phương Tây đã du nhập vào xã hội Việt Nam, tác động đến tư duy và hành động của người Việt, nhất là giới trẻ [1]. Tuy nhiên, những giá trị truyền thống ăn sâu vào xã hội vẫn là rào cản lớn cho nhiều phụ nữ tự quyết định và sống cuộc sống của họ.
Dù là những bạn nữ trẻ, hay người đồng trang lứa với tôi hay thế hệ lớn hơn, tôi vẫn thường nghe họ chia sẻ:
- ‘Mình sợ làm ba mẹ thất vọng nếu mình nghỉ việc, dành chút thời gian để tìm hiểu xem bản thân mình thật sự đam mê điều gì’
- ‘Bạn trai (cũ) của mình muốn kết hôn và có con để làm tròn bổn phận với bố mẹ, để ông bà vui’
- ‘Mình học nấu [món abc] để làm chồng mình vui. Anh ấy thích món đó. Anh ấy thích mình nấu ăn [dù nhà có người giúp việc] vì như vậy làm anh thấy có không khí gia đình’
Nhấn mạnh là có rất nhiều nét văn hóa, truyền thống Việt Nam mà tôi vẫn tự hào chia sẻ với bạn bè quốc tế. Lịch sử chúng ta có Hai Bà Trưng, Bà Triệu, những nữ tướng từ gần 2,000 năm trước. Rồi những giá trị về mối quan hệ gia đình, sự cần cù, hiếu khách và những nét đẹp rất riêng của phụ nữ Việt.
Cá nhân tôi không nghĩ phụ nữ Việt cần phải giống phụ nữ Phương Tây hay bình quyền là nữ phải giống nam. Tuy nhiên, chúng ta cần được tự do lựa chọn, tự quyết với cuộc sống của mình mà không bị trói buộc bởi những rào cản vô hình nằm trong hai chữ ‘truyền thống’. Truyền thống Việt Nam hay Phương Tây, lựa chọn một trong hai, cả hai hay không cái nào không quan trọng; quan trọng là chúng ta thật sự tự tin và trọn vẹn.
Trở thành chính mình
Tôi đã mất một thời gian dài để nhận diện, gọi tên và trân trọng những giá trị của bản thân, của sự độc lập mà mẹ tôi truyền cho tôi. Làm sao tôi có thể tự tin với chính mình khi ngoài thế giới của mẹ tôi ra thì việc độc lập, mạnh mẽ không được tôn vin như ‘đặc quyền’ của phụ nữ?!
Những nhận xét như ‘hồng nhan bạc phận’, ‘đa tài lận đận’, ‘phụ nữ học nhiều chỉ có ế’, ‘phụ nữ mạnh mẽ quá để làm gì, rồi cuối cùng cũng cần một người đàn ông thôi’, v.v. đã và vẫn luôn tồn tại, ra rả xung quanh tôi (hiển nhiên không phải từ mẹ và gia đình tôi).
Người thì nói tôi đam mê quyền lực. Người bảo tôi làm phụ nữ mà không chịu đứng phía sau đàn ông, không chịu giả ngu, giả bộ không biết gì thì làm sao đàn ông thấy hấp dẫn và hứng thú để thể hiện và bảo bọc tôi. Người lại nói tôi ‘men’ (nam tính) quá, uống bia trong cái ly to dành cho đàn ông là thấy không nữ tính rồi. Có người còn nhắn tin rón rén, dè chừng hỏi tôi có ‘bị’ đồng tính không!
Rồi khi làm việc, tôi thường bị chỉ trích là cứng, nói thẳng, làm người khác thấy e ngại. Tôi nhận những phản đối ngầm từ cả nam lẫn nữ khi là một người quản lý, lãnh đạo nữ, trẻ và hành xử ‘như đàn ông’. (Cùng một câu nói nhưng nếu thoát ra từ miệng của một người lãnh đạo nam, lớn tuổi thì được đón nhận; nhưng từ tôi thì có thể nhận được sự phản kháng).
Tôi cũng nhìn thấy những đồng nghiệp và bạn nữ của mình từ bỏ cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân, sự nghiệp để ‘bảo vệ hạnh phúc gia đình’. Họ tất bật chạy về nhà lo cơm nước trước khi chồng đi làm về.
Vân vân và vân vân.
Những điều này đã ảnh hưởng đến tôi, hình thành những bất an bên trong mà tôi cũng không tự gọi tên được. Trong tiềm thức, tôi dần dần ‘tin’ rằng mình không thể có tất cả – một người phụ nữ thành công trong sự nghiệp cùng một gia đình hạnh phúc hoặc một mối quan hệ yêu đương như ý.
Tôi đã từng quên mẹ tôi dạy tôi độc lập thế nào: tôi cố gắng ăn mặc, hành xử như mình lớn tuổi hơn, làm này làm nọ, kể cả việc kết hôn, cố gắng sinh con… để phù hợp với số đông, cái chung của xã hội, với mong đợi của người khác mà quên mất đó không phải là chính tôi.
Tôi đi qua những năm 18, 20 và đầu 30 tuổi để trở thành một người phụ nữ hoàn toàn tự tin từ bên trong. Tôi tự tin đặt câu hỏi, nghi ngờ những thông lệ xã hội. Tôi tự tin là chính tôi.
Tìm nguồn cảm hứng
Tham gia chương trình lãnh đạo nữ ‘Changing Faces’ của East West Center thuộc ĐH Hawaii đã thật sự đánh thức, củng cố sức mạnh bên trong của tôi, kết nối tôi với những phụ nữ đặc biệt ở khắp nơi.
Trong nước, là thành viên của Hội Nữ Doanh nhân Tp. HCM (HAWEE) đã cho tôi cơ hội ở xung quanh những nữ doanh nhân xuất sắc. Các chị đã tạo cho tôi thêm sức mạnh và một lần nữa đánh thức quan điểm của tôi về mẫu phụ nữ độc lập. Tôi nhận ra mình không kỳ cục, không đơn độc.
Tôi được tryền cảm hứng và sự tự tin từ những ‘người đàn bà thép’ của Việt Nam như Cô Tôn Nữ Thị Ninh (Nguyên Đại sứ của Việt Nam tại Châu Âu), chị Cao Thị Ngọc Dung (Chủ tịch Công ty PNJ) cùng nhiều chị em khác, những người đã chứng minh rằng phụ nữ (Việt Nam) có thể có tất cả, có hạnh phúc trọn vẹn bằng cách là chính bản thân họ.
Và quan trọng hơn, tôi có một đội ngũ ‘cỗ động viên’ gồm cả nam và nữ, những người trân quý tôi vì những giá trị của tôi mà không bao giờ khuyên tôi nên làm này làm kia để phù hợp với các khuôn mẫu chung. Họ hỗ trợ tôi thực hiện những gì tôi đam mê.
Tôi thấy mình mạnh mẽ hơn, trân trọng và hân hoan với sự độc lập của mình.
Trưởng thành cùng hoài bão
Là chính mình đã mở rộng chân trời của tôi, đưa tôi đến những cơ hội mới. Gần đây nhất, tôi nằm trong nhóm 3% (trong số 65,000 ứng viên toàn cầu) được chọn nhận học bổng uy tín của chính phủ Anh – Chevening – để theo học chương trình Thạc sỹ tại Anh. Họ đầu tư vào tôi vì nguyên bản của chính tôi và hoài bão tạo nên sự thay đổi tích cực trên thế giới!
Con đường đi qua đã khích lệ tôi tâm huyết hơn với việc thúc đẩy sức mạnh của phụ nữ. Tôi mong muốn phụ nữ hiểu bản thân họ hơn, chân thật với chính họ và sống trọn vẹn, phát huy hết tiềm năng của họ.
Con đường phía trước còn dài và không phải luôn luôn dễ dàng, nhưng tôi biết, tôi không đi một mình!
[1] McCargo, D. (2004) Rethinking Vietnam. London: Routledge Curzon
All views and opinions expressed on this site are those of the individual authors and comments on this site are the sole responsibility of the individual contributor.