Ms. Hien Vuong, Design & Sustainability Manager, EZ Land and Co-Chair of the ESG Committee of AmCham Vietnam / Vietnamese translation by EZ Land –
“Blog Sustainable Vietnam là nơi khám phá, giải thích về những cách tiên phong và tiếp cận đến tầm nhìn, quan hệ đối tác và các tác động lên sự phát triển bền vững của Việt Nam. Với mục tiêu truyền cảm hứng để tạo sự thay đổi, Sustainable Vietnam thu hút nhiều tiếng nói uy tín từ các lĩnh vực khác nhau để lan toả những góc nhìn và hiểu biết chuyên môn. Thông qua Sustainable Vietnam, Chị Vương Minh HIền – Quản lý Bền vững của EZLAND Việt Nam và Đồng Chủ tịch Uỷ ban ESG của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) – chia sẻ về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu, hệ thống hạ tầng và ngành thiết kế xây dựng nhà ở, đồng thời nêu lên các giải pháp “kiến trúc” phù hợp với thực trạng hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh. EZLand trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!”
Năm 2020, Việt Nam là một trong số ít những quốc gia nằm trong tuyến đầu về phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, cũng trong năm qua chúng ta đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề từ suy thoái môi trường.
Thiên tai nối tiếp thiên tai. Đầu năm 2020, vùng Đồng bằng sông Cửu Long trải qua đợt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng.
Đến cuối năm, khu vực miền Trung phải liên tiếp hứng chịu các cơn bão nhiệt đới, được đánh giá đến sớm hơn dự báo, gây ra nhiều trận lũ lụt và sạt lở đất lớn chưa từng có trong lịch sử.
Cả nước như sôi sục khi số người chết ngày càng tăng và thiệt hại kinh tế là vô cùng lớn.
Và chúng ta đều biết tình hình những năm sau sẽ chỉ tồi tệ hơn mà thôi.
Chịu tác động của biến đổi khí hậu và nạn phá rừng, lưu vực hạ nguồn sông Mê Kông sẽ tiếp tục bị nhiễm mặn, khiến diện tích lúa ngày càng thu hẹp. Các trận bão lũ lớn hơn sẽ tiếp tục càn quét miền Trung, gây ra nhiều khả năng thiệt hại về người và tài sản. Các trang báo sẽ lại tràn ngập tin tức về việc cứu trợ nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng…
Nhưng đâu là giải pháp lâu dài cho những vấn nạn này?
Kiến tạo một Tương lai Bền vững
Có một mối tương quan không thể chối cãi giữa sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam trong những năm gần đây và việc đánh đổi bằng hậu quả đến môi trường. Khí nhà kính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và CO2 chính là thủ phạm.
Ngành xây dựng hiện chiếm đến 39% tổng lượng phát thải CO2 trên toàn thế giới. Khi nhìn vào con số này, là một kiến trúc sư và người phát triển công trình nhà ở, tôi hiểu rằng chúng ta phải có trách nhiệm.
Nếu sống ở Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây, bạn sẽ nhận ra rằng đường chân trời ngày càng xuất hiện nhiều các toà nhà cao tầng và các thị trấn du lịch nhỏ giờ đây đang ngập tràn dự án bất động sản.
Dù chúng ta xây bất cứ gì trong thành phố, nó đều liên quan trực tiếp đến các trận lũ lụt, các cơn bão và hạn hán mà đất nước đang phải trải qua.
Không có quy hoạch phù hợp và cân nhắc, các hoạt động xây dựng sẽ tiếp tục gây ô nhiễm mà những cư dân đô thị như chúng ta đang và sẽ chịu đựng như: ngập lụt đô thị, hiệu ứng đảo nhiệt, ô nhiễm tiếng ồn, chất lượng không khí xấu cả trong và ngoài ngôi nhà, vv…
Phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách nếu chúng ta không muốn tiếp tục huỷ hoại và đầu độc môi trường sống của chính chúng ta nữa.
Các chủ đề chính
Trong loạt bài này, tôi sẽ phân tích ba khía cạnh môi trường đang tác động xấu tại Thành phố Hồ Chí Minh, gồm:
- Ngập lụt đô thị
- Chất lượng không khí ngoài trời
- Thiếu hụt không gian xanh
Đón đọc bài viết tiếp theo – Ngập lụt đô thị – trong series Phát Triển Hạ Tầng Bền Vững nhé!
(Click for the English Version of the article)
All views and opinions expressed on this site are those of the individual authors and comments on this site are the sole responsibility of the individual contributor.