First Published in the Vietnam Investment Review‘s Magazine: Sustainable Development 2021: Leaving No One Behind in December 2021.
Cộng đồng doanh nghiệp đang hướng đến xu hướng phát triển bền vững, xem đó là chiến lược cấp bách trong thời đại mới. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội đón đầu xu thế hướng tới lợi nhuận bền vững.
Đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và trên toàn thế giới. Một trong những chủ đề mới nổi trong đại dịch là cách chúng ta kết nối với nhau. Sự việc diễn ra ở một nơi nào đó trên thế giới đều có tác động lan tỏa đến những nơi khác. Những quyết định và sự hợp tác của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến cách mà chúng ta làm việc, bao gồm cả tính bền vững.
Một công ty sẽ tạo ra sự khác biệt lớn nhất khi tích hợp tính bền vững vào mô hình kinh doanh. Tức là, các mục tiêu bền vững trở thành mục tiêu kinh doanh và tính bền vững sẽ là kim chỉ nam cho tất cả hoạt động kinh tế ở mỗi khía cạnh của chuỗi giá trị. Ai hiểu được mối liên hệ này sẽ trở thành người tiên phong, còn không sẽ bị bỏ lại phía sau.
Giá trị lâu dài của phát triển bền vững
Các nguyên tắc bền vững mang lại giá trị lâu dài cho con người, hành tinh cũng như lợi nhuận. Để đạt được giá trị lâu dài, bạn phải hiểu được tương lai – cách xã hội đang phát triển như thế nào – và kết hợp cả ba trụ cột Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG). Đây là một cách tiếp cận toàn diện hơn.
Năm 2020, Việt Nam có nhiều sự kiện giới thiệu phát triển bền vững thông qua các hình thức truyền thông khác nhau. Tuy nhiên, dù các sự kiện đều xoay quanh chủ đề bền vững, nhưng cách tổ chức có sự khác biệt, ví dụ giữa các công ty và nhà đầu tư. Các công ty có thể tích hợp tính bền vững trong quy trình quản lý, truyền thông và báo cáo cùng các hoạt động kinh doanh khác. Họ thường nhắc đến khái niệm “tính bền vững”, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (CSR), hay “trách nhiệm của doanh nghiệp”. Trong khi đó, các nhà đầu tư xem ESG như một yêu cầu. Nắm được sự khác biệt sẽ giúp chúng ta hiểu được các mối liên hệ.
Một bài hùng biện về ESG hay một sáng kiến từ thiện đơn lẻ không đủ để đại diện cho “tính bền vững”, mà cần phải làm nhiều hơn thế nữa khi lồng ghép tính bền vững vào chiến lược kinh doanh.
Đón đầu xu hướng phát triển bền vững
Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn đón đầu xu hướng phát triển bền vững, họ cần áp dụng các bài học từ các thị trường khác nhưkhuvựcBắcÂu-khuvựcdẫnđầu trong bảng xếp hạng về tính bền vững.
Xuất bản năm 2020, Báo cáo The State of Integration của Công ty Tư vấn bền vững Purple IVY khảo sát các nhà lãnh đạo phát triển bền vững ở Thụy Điển về việc tích hợp tính bền vững vào hoạt động kinh doanh. Báo cáo đã xác định bốn chủ đề chính ảnh hưởng đến cách một công ty ưu tiên và quản lý bền vững. Báo cáo cũng chỉ ra những động lực thúc đẩy doanh nghiệp theo đuổi phát triển bền vững.
Ban hành chiến lược: Các công ty coi tính bền vững là yếu tố hỗ trợ chiến lược và đóng vai trò cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh doanh, cũng như thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn của công ty. Trong quá trình chuyển đổi để trở thành một công ty năng lượng xanh, Vattenfall – một trong những nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Scandinavia – đề cập đến cách họ xoay trục chiến lược kinh doanh của mình để biến tính bền vững trở thành điểm khởi đầu.
Kỳ vọng của nhà đầu tư: Các nhà đầu tư cũng đang quan tâm hơn đến ESG. Họ muốn đặt cược vào những công ty sẽ thành công ở cả phương diện kinh doanh và phát triển bền vững vì những kết quả mang lại trong dài hạn. Để nắm bắt những cơ hội này, các nhà đầu tư mong đợi các công ty sẽ xây dựng chiến lược phát triển cả ba trụ cột của sự bền vững. Khi một chiến lược được định hình dựa trên kỳ vọng ngày càng tăng của nhà đầu tư, các công ty sẽ tập trung mạnh mẽ vào việc tăng cường tính minh bạch về rủi ro và cơ hội kinh doanh.
Tạo ra giá trị lâu dài: Khi các công ty định vị mục đích kinh doanh với các mục tiêu bền vững, họ không chỉ tối đa hóa cơ hội để tạo ra giá trị lâu dài, mà còn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “tại sao một công ty tồn tại”. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển và đổi mới các dịch vụ và sản phẩm nhằm tạo ra sự khác biệt hữu hình cho thế giới xung quanh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp những bước đi phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn khi đối diện với những thách thức và cơ hội liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị.
Xây dựng niềm tin: Các doanh nghiệp ngày càng hiểu được mối liên hệ giữa việc xây dựng niềm tin và tích cực tham gia vào chương trình phát triển bền vững. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp cần xử lý cả những tác động tích cực và tiêu cực. Để liên tục xây dựng lòng tin, các doanh nghiệp cần nỗ lực tăng cường tính minh bạch bên cạnh việc tuân thủ các quy định luật pháp về phát triển bền vững. Doanh nghiệp hiểu rõ được các tác động của hoạt động kinh doanh của mình, thông qua việc tăng cường thu thập dữ liệu, phân tích vòng đời… để đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của các bên liên quan.
NhữnG xu hướng hợp với doanh nghiệp việt nam
Cho dù bạn là một công ty đa quốc gia tại Việt Nam, một công ty trong nước hay một công ty vừa và nhỏ, tính bền vững không có nhiều khác biệt. Câu hỏi của ngày hôm qua là bạn có tham gia vào sự phát triển bền vững không, nếu không, tại sao không?
Việt Nam được Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) xác định là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu, từ thời tiết khắc nghiệt, đến xâm nhập mặn. Điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và nền kinh tế của đất nước.
Đã có những động lực khi Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, trong đó đưa ra khuôn khổ pháp lý về Trách nhiệm của Nhà sản xuất Mở rộng (EPR). Điều này đòi hỏi các công ty phải tìm ra giải pháp và chịu trách nhiệm về việc tiêu thụ và sản xuất nhựa của mình.
Ngoài các nhà đầu tư ESG, Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng các nhà đầu tư tác động. Nhà đầu tư cung cấp khoản tài trợ tài chính cho các công ty có gắn kết tác động tích cực và bền vững với lợi nhuận tài chính truyền thống. AVPN, mạng lưới các nhà đầu tư xã hội lớn nhất châu Á, đã xác định Việt Nam là một trong những trung tâm cho đầu tư tác động sôi động nhất ở Đông Nam Á.
Ngày càng nhiều người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng mà không gây ra các tác động tiêu cực. Giới trẻ là một trong những người tiêu dùng có tiếng nói nhiều nhất và họ ngày càng lo ngại về tình trạng thế giới mà họ sẽ thừa hưởng.
Chuẩn bị tương lai cho doanh nghiệp phát triển
Làm thế nào để các công ty xây dựng hoạt động kinh doanh cho tương lai với khả năng phục hồi và tích hợp tính bền vững vào chiến lược kinh doanh? Khái niệm bền vững đôi khi vẫn còn xa lạ ở Việt Nam, nhưng phần thú vị không nằm ở thuật ngữ, mà là ở quá trình. Để làm chủ chiến lược, doanh nghiệp cần phải làm chủ quá trình kinh doanh.
Quá trình tích hợp tính bền vững bắt đầu với mục đích suy nghĩ, lập kế hoạch và hiểu điều gì là quan trọng, hoặc phù hợp nhất đối với công ty của mình. Chương trình phát triển bền vững vô cùng phức tạp và trải dài với nhiều chủ đề khác nhau. Purple IVY đề xuất một quy trình trong đó doanh nghiệp xác định các vấn đề bền vững (ESG) là quan trọng nhất đối với khả năng tạo ra giá trị của công ty.
Doanh nghiệp cũng ưu tiên những gì cần thiết nhất cho mình, bằng cách hiểu các tác động nội tại và ngoại sinh của cả hiện tại và tương lai (cả rủi ro và cơ hội). Điều quan trọng là phải liên tục hợp tác với các bên liên quan để trao đổi kiến thức và tạo ra một nền văn hóa chú trọng tính bền vững. Đặt ra một tầm nhìn táo bạo với các mục tiêu và củng cố nó bằng cách thu thập dữ liệu về các tác động và đo lường tiến trình dọc theo chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Đảm bảo các hành động có thể so sánh được hàng năm và phù hợp với các khuôn khổ hiện có. Doanh nghiệp cần tích cực tham gia xuyên suốt cả quá trình để đảm bảo hoạt động kinh doanh mang tính chiến lược và hướng đến tương lai.
Khi thoát khỏi đại dịch Covid-19, chúng ta sẽ phải suy nghĩ lại về cách thức kinh doanh và vai trò của doanh nghiệp trong việc xây dựng một xã hội bền vững hơn. Học hỏi từ những người đi trước sẽ giúp Việt Nam có thể đi tắt đón đầu, vượt qua những rào cản nhất định và tiếp tục hành trình đầy năng lượng, sôi nổi và kiên cường.
Hành trình phía trước của doanh nghiệp là quá trình lồng ghép mục tiêu kinh doanh với mục tiêu bền vững.
First Published in the Vietnam Investment Review‘s Magazine: Sustainable Development 2021: Leaving No One Behind in December 2021.
For the English version: VIETNAM INVESTMENT REVIEW: INTEGRATING SUSTAINABILITY GOALS INTO YOUR BUSINESS STRATEGY